Thạc Sĩ Kỹ Sư

Thạc Sĩ Kỹ Sư

Tống Chí Thông khi đang du học ở Đức - Ảnh NVCC

Phông nền lễ tốt nghiệp và trao bằng thạc sĩ kỹ sư cử nhân vector 19

Duyệt qua hàng ngàn bằng tốt nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.

MASTERSTUDIES giúp sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng tìm được bằng cấp phù hợp. Sử dụng trang web của chúng tôi để tìm thông tin về bằng cấp và con đường sự nghiệp từ khắp nơi trên thế giới và nói chuyện trực tiếp với các nhân viên tuyển sinh tại các trường phổ thông và đại học mà bạn quan tâm.

. Thầy Đặng Tiến Phúc – Phó trưởng Khoa Phụ trách quản lý SĐH (SĐT: 0905297192 Email: [email protected])

. Thầy Đặng Tiến Phúc – Phó trưởng Khoa – Phụ trách quản lý SĐH (SĐT: 0905297192 Email: [email protected])

Website:  http://faet.iuh.edu.vn

Tên tiếng Anh: Automotive Engineering

Đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật ô tô có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Kỹ thuật ô tô với kiến thức rộng về các ngành liên quan; có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực của ngành; có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học ngành, có kỹ năng phân tích các vấn đề khoa học thuộc ngành và đưa ra các hướng xử lý; có khả năng trình bày các nội dung khoa học, công bố các kết quả nghiên cứu trước hội đồng.

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật ô tô, người học có những khả năng sau:

Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư là mối phân vân của nhiều Cử nhân Luật sau khi ra trường. Là một người từng trải qua cả hai khóa đào tạo kể trên, tôi xin chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình để những bạn thắc mắc, phân vân về vấn đề này cân nhắc, lựa chọn hợp lý cho mình.

Vấn đề đầu vào cũng phần nào giúp bạn hình dung và trả lời được cho câu hỏi Nên học Thạc sĩ hay Luật sư?

Hiện nay Học viện Tư pháp không tổ chức thi tuyển đầu vào với lớp đào tạo nghề Luật sư. Trừ lớp Luật sư chất lượng cao được áp dụng trong vài năm gần đây, những lớp này có yêu cầu thi tuyển đầu vào.

Còn với Khóa đào tạo Thạc sĩ Luật, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT thì để theo học Thạc sĩ, người học phải thi đầu vào theo quy định của Bộ.

03 môn thi do Thủ trưởng cơ sở đào tạc xác định, bao gồm:

- Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ. Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù hoặc chương trình đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo có thể thay môn thi không chủ chốt bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo.

Như vậy, có thể thấy về đầu vào, lớp đào tạo nghề Luật sư là dễ hơn so với học Thạc sĩ Luật.

Lựa chọn giữa học Luật sư và học Thạc sĩ (Hình từ internet)

Theo học lớp đào tạo nghề Luật sư, học viên chỉ có 01 lựa chọn là học ở Học viện Tư pháp. Còn học Thạc sĩ thì có nhiều cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo Thạc sĩ Luật trên khắp cả nước.

Như vậy, có thể thấy việc học Thạc sĩ Luật thì người học có nhiều lựa chọn hơn.

Đối với học Thạc sĩ, Cử nhân Luật có nhiều lựa chọn, mỗi cơ sở đào tạo có quy định riêng về học phí. Riêng ở ĐH Luật TP. HCM nơi tôi từng theo học thì học phí đào tạo Thạc sĩ hiện hành là 27 triệu đồng/năm chưa kể những chi phí tài liệu, luận án phát sinh khác.

Còn học lớp Luật sư, hiện nay học phí tại học viện Tư pháp như sau:

- Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên và TT-Huế trở ra: Học phí khoảng 17 triệu đồng/khóa, chưa kể chi phí phát sinh khác.

- Học ở các địa phương từ Đà Nẵng trở vào và TP.HCM: Học phí khoảng 20.5 triệu đồng/khóa, chưa kể chi phí phát sinh khác.

Về học phí thì tôi không có kết luận cao, thấp. Vì mỗi người có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên lựa chọn giữa việc nên học Thạc sĩ hay Luật sư còn phù thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi người.

Học Thạc sĩ là học theo hướng chuyên sâu, dù là học nghiên cứu hay là học mang tính ứng dụng thì những kiến thức học đều là những kiến thức chuyên sâu, chính vì vậy để học viên theo học hiểu và nắm bắt được những kiến thức đó, đòi hỏi người học phải đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Vậy "Nên học Thạc sĩ hay Luật sư"?

Học Luật sư, là học thiên về kỹ năng nghề nghiệp hay còn gọi nghề Luật sư. Người theo học có thể là người đã và đang làm trong các tổ chức hành nghề Luật sư, về nghiệp vụ có thể người học đã được tích lũy qua quá trình làm việc, nên chương trình học có thể sẽ nhẹ nhàng hơn với người theo học.

Chính vì vậy, về đánh giá mức độ khó dễ, cá nhân tôi đánh giá việc học Thạc sĩ Luật là khó hơn, vì kiến thức là những kiến thức chuyên sâu đòi hỏi tư duy không ngừng nghỉ và một sự đầu tư thời gian nghiêm túc. Còn học Luật sư thì có thể không cần phải tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu, bởi công việc hằng ngày đã giúp cho học viên trau dồi được những kỹ năng nghề nghiệp đó.

Mục tiêu đào tạo của hai chương trình là hoàn toàn khác nhau.

Học Thạc sĩ, người học được trang bị kiến thức chuyên sâu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy hoặc nếu học Thạc sĩ theo hướng ứng dụng thì sẽ được trang bị kiến thức thực tiến ở đa dạng lĩnh vực nghề nghiệp trong ngành Luật chứ không bó buộc trong một nhóm ngành nghề nào.

Học Luật sư, người học được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản để bước theo nghề Luật sư. Những môn học mang thiên hướng về kỹ năng nghề nghiệp, thực tiễn ứng dụng trong chính nghề Luật sư, áp dụng cho nghề Luật sư chứ không mang tính hàn lâm, chuyên sâu.

Chính vì mục tiêu đào tạo khác nhau nên định hướng nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi "Nên học thạc sĩ hay luật sư" thuộc về định hướng nghề nghiệp của mỗi người.

Học Thạc sĩ, bạn có thể theo hướng nghiên cứu, giảng dạy. Hoặc làm những công việc thực tiến trong bất kì lĩnh vực nào mà bạn mong muốn.

Học Luật sư, đương nhiên mục tiêu là đê trở thành Luật sư, và ứng dụng trong công việc thực tế. Có thể là theo nghề Luật sư hoặc dùng kiến thức, bằng cấp để làm tư vấn doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý dự án…

Định hướng nghề nghiệp (Hình từ internet)

Trên là những đánh giá của tôi sau khi trải qua 02 lớp đào tạo trên. Không có khóa học nào là dễ, cũng không có khóa học nào được xem là khó. Điều quan trọng nhất là mục tiêu của bạn là gì, học để làm gì… Mỗi người phải tự giải quyết thắc mắc của chính mình thì mới có lựa chọn hợp lý và chính xác. Nếu người theo học đi học theo phong trào, học vì… rảnh, học vì “dễ thì mục đích cuối cùng của việc đào tạo là không đạt được trên chính người học đó.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

@2024 – Trường Trung Cấp Miền Đông.