Những mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu thuộc danh mục hàng có điều kiện trong 3 nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu được phân chia: Hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường; hàng cấm xuất nhập khẩu và hàng có điều kiện.
Danh sách mặt hàng phải làm giấy phép xuất khẩu, làm kiểm tra chuyên ngành
Để chắc chắn trong việc hợp tác và vận chuyển hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài thì bạn nên biết các loại hàng hóa bắt buộc phải có giấy phép khi xuất khẩu sau đây
Các loại thuốc tân dược với số lượng ít, gửi cho người nhận là cá nhân cần có đầy đủ các giấy tờ về đơn thuốc cũng như công văn cam kết.
Bạn tham khảo thêm quy định về mặt hàng này ở Thông tư 39/2013/TT-BYT về xuất nhập khẩu thuốc dưới hình thức phi mậu dịch
Để xuất khẩu nước ngoài, mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu trong đó doanh nghiệp cần có giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật, Cục bảo vệ thực vật cấp.
Để biết chi tiết hơn về mặt hàng phải làm giấy phép kiểm dịch thực vật, bạn vui lòng xem thêm tại Danh mục thực vật phải kiểm dịch theo Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Xem thêm: Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì? Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu
Để có thể đưa động vật hay thực vật ra nước ngoài bằng cách xuất khẩu, bạn cần có giấy phép kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật, Cục thú y.
Tìm hiểu chi tiết về các loại động thực vật phải xin giấy phép tại Thông tư 40-2013-TT-BNNPTNT
Loại hàng hóa này cần có giấy phép khai thác, xuất khẩu cùng công văn xin xuất hàng gửi cục Hải quan.
Tìm hiểu chi tiết danh mục các mẫu khoáng sản phải xin giấy phép ở Thông tư 41-2012-TT-BCT về xuất khẩu khoáng sản
Đây là một loại trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép khi xuất khẩu và giấy chứng nhận hun trùng như: bàn ghế gỗ, vật dụng bằng gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Tham khảo chi tiết các mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu tại Thông tư 88-2011-TT-BNNPTNT
Tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu online - Tương tác trực tiếp cùng chuyên gia XNK trên 10 năm kinh nghiệm
Phải làm công bố mỹ phẩm và giấy phép xuất khẩu được quy định tại Thông tư 06-2011-TT-BYT
Chất lỏng, cát, bột than,… phải có công văn gửi hãng hàng không theo Quy định về an toàn bay của Hàng không.
Thuộc loại văn hóa phẩm, sách báo hay ổ đĩa cứng khi xuất khẩu cần được sự kiểm tra nghiêm ngặt của sở thông tin và truyền thông, sở văn hóa thể thao và du lịch.
Trừ các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức hoặc lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục điện ảnh và các cơ quan quản lý văn hóa, văn hóa phẩm khác đều phải xin giấy phép:
- Sách, báo, lịch, bản đồ, các loại văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức.
- Các loại bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế công trình.
- Các tác phẩm tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật thuộc các thể loại: đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, điêu khắc, khảm trai,….
- Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…thuộc các thể loại và chất liệu.
Kiểm tra của Sở Thông tin truyền thông, Sở Văn hóa thể thao du lịch theo quy định tại Nghị định 32-2012-ND-CP.
Trước khi xuất khẩu một mặt hàng nào đó, bạn cần tìm hiểu mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu hay không, có phải là hàng cấm xuất khẩu không, hoặc nếu xuất khẩu có phải đóng thuế xuất khẩu, có phải làm kiểm tra chuyên ngành, xin giấy phép gì không. Từ đó bạn sẽ biết rõ mặt hàng đó có nên xuất khẩu, chi phí cho việc xuất khẩu như thế nào,..
Mong rằng thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn!
Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học xuất nhập khẩu TPHCM và hà nội tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tế, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tân Bình, ngày tháng 11 năm 2021
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2 công văn 5306/TCHQ-GSQL ngày 09/11/2021 của Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hướng dẫn hồ sơ xuất trả như sau:
- Công văn xin xuất trả hàng hóa:
- Bản sao y hồ sơm giấy tờ khác gồm: vận đơn chính, các thư tín thương mại trao đổi giữa người bán, người giao nhận hoặc hãng tàu; Hợp đồng dịch vụ đại lý giao nhận với người nước ngoài, trong nước, hãng tàu của Công ty giao nhận; chứng từ thanh toán với các đối tác trong nước và nước ngoài khi thực hiện dịch vụ giao nhận, các thư tín thương mại; Lệnh giao hàng của hãng tàu; các hồ sơ chứng từ khác có liên quan đến lô hàng chứng minh quyền lợi và trách nhiệm của công ty trong việc xuất trả hàng hóa.
- Đề nghị Công ty đóng dấu trên toàn bộ các chứng từ nêu trên; lập thành bảng kê và gửi 02 bộ chứng từ về chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp không có chứng từ nào như nêu trên, đề nghị Công ty xác nhận bằng văn bản.
- Việc tái xuất thực hiện tại của khẩu nhập ban đầu;
- Các lô hàng phải tái xuất theo từng vận tải đơn khi nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng , không được chia nhỏ lô hàng, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa;
- Các lô hàng phải được thực hiện tái xuất về nước xuất khẩu ban đầu, chỉ cho phép hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh khi có thông tin mannifest của phương tiện vận tải tái xuất cảnh thể hiện cảng đích là cảng thuộc quốc gia ban đầu của lô hàng.
Các trường hợp không chấp nhận việc chủ hàng từ bỏ hoặc chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa để xin xuất trả:
- Hàng hóa cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu có giấy phép, có điều kiện; hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Lý do từ chối không phù hợp với quy định tại Điều 39 Luật Thương mại năm 2005; Điều 95, Điều 96 Thông tư 38/2015/TT-BTC; Khoản 32 Điều 1 Thông tư 39/2018 (sửa đổi, bổ sung Điểm 8 Điều 52b).
Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ của Qúy Công ty, Chi cục sẽ thực hiện xác minh tại hãng tàu và gửi toàn bộ hồ sơ kèm xác minh về Cục Hải quan TP.HCM để báo cáo Tổng Cục Hải quan.
Khi Tổng Cục Hải quan có văn bản trả lời về trường hợp xuất trả của Công ty, Chi cục sẽ thông báo cho công ty được biết, thực hiện.
Nguồn: Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển.
Tại sao các mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu?
Với mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu thì việc xin giấp phép là một công đoạn bắt buộc trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước đây, đó là công việc bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa ra bất cứ đất nước nào. cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200
Tuy nhiên, theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP, tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng kí kinh doanh nội địa của mình mà không cần đăng kí giấy phép kinh doanh xuất khẩu.
Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng riêng biệt nằm trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu. Khi đó, bạn cần đăng kí giấy phép tại bộ Thương Mại trước khi xuất khẩu chúng ra nước ngoài.