1. Lịch sử cộng đồng người Việt ở Pháp
Một số điều thú vị về cuộc sống ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết
Bên cạnh những áp lực về học tập và công việc đấy, cũng sẽ có những khoảng thời gian bạn nhận ra Nhật Bản thật yên bình phía sau những giờ làm việc hết công suất. Không khí trong lành với bầu trời xanh, nắng nhẹ, đôi chút se lạnh. Hãy thử dạo quanh một con phố ở Nhật và ngắm nhìn nhịp sống của người Nhật, chắc chắn nó sẽ cho mỗi người một cảm nhận khác nhau về Nhật Bản, con người nơi đây. Hoặc bạn có thể đến những khu chợ cũ ở Nhật, thưởng thức một chút món ăn đường phố. Và đặc biệt là tình cờ chúng ta lại gặp được người Việt nơi đất khách. Cái cảm giác ấy thật lạ, dù không quen biết nhau nhưng khi đó chúng ta cùng là người Việt Nam. Và nhân tiện bạn có thể biết đến một số điều thú vị nơi đây!!!
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Cả mình và ông xã sau này đều muốn về Việt Nam nhưng không biết nên để con học ở đâu. Gần đây đọc bài Vì con, tôi ra nước ngoài sống làm mình mất ngủ. Liệu mình có ích kỷ khi cho con về nước không?
Sau lần bố bị cướp bằng súng ở cửa hàng tiện lợi, Zach, 30 tuổi, ở bang Oregon, Mỹ lập tức lên kế hoạch chuyển đến châu Á sinh sống để có môi trường an toàn hơn.
Là giáo viên ngành ngôn ngữ, Zach có nhiều lựa chọn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhưng một lần tình cờ đọc được chỉ số ổn định an toàn ở Việt Nam thêm một số bạn bè gợi ý mức sống ở đây rẻ, người dân thân thiện, đầu năm 2023 anh nhấn nút nộp hồ sơ và chuyển đến TP HCM.
Trở thành một giáo viên tiểu học ở quận Gò Vấp, nhìn lũ trẻ con vô tư chơi đùa bất kể ngày đêm, Zach nhận ra mình đã lựa chọn đúng. Ở Mỹ, anh đã quen với các vụ bạo lực súng. Năm ngoái, trường trung học ở TP Portland của anh đã phải sơ tán do có nổ súng gần đó. Học sinh luôn được dạy kỹ năng thoát hiểm từ khi còn bé. "Súng đạn vẫn là nỗi ám ảnh đáng sợ với người Mỹ", Zach kể.
Điểm không an toàn duy nhất ở TP HCM mà Zach được bạn bè cảnh báo trước là không nên nghe điện thoại trên đường phố nhưng anh chưa bị giật lần nào. Dịp Tết 2024, bạn của Zach bị kẻ gian rạch túi lấy cắp tiền, điện thoại trong lúc xem pháo hoa nhưng thủ phạm nhanh chóng bị bắt giữ.
"Tội phạm trộm cướp, lừa đảo ở quốc gia nào cũng có", Zach nói. "Nhưng ở đây, tôi luôn cảm thấy được an toàn".
Maximilian Rolf ở phố cổ Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Gần hai năm sống ở Hà Nội, Maximilian Rolf nói hạnh phúc khi được tận hưởng nhịp sống yên bình nơi đây. Ở Việt Nam, đời sống về đêm khá sôi nổi. Cửa hàng mở tận khuya, người dân bày bán thức ăn trên hè phố. Maximilian tự tin cầm máy quay đi dọc khắp phố phường Hà Nội để ghi lại cuộc sống, khác với khi ở Đức anh thường về nhà trước buổi tối.
Một trong những điều khiến anh ngạc nhiên nhất là các ngôi nhà gần như không bao giờ khóa cửa trừ lúc đi ngủ. Hàng xóm sẽ canh hộ hoặc có người lạ đột nhập vào cộng đồng, họ sẽ báo công an hoặc dò hỏi giúp.
Một lần, Maximilian sốc khi chứng kiến người Việt cùng nhau bắt cướp. Ở Đức, việc này chỉ có cảnh sát dám làm vì rất nguy hiểm. "Tôi cảm giác được sống trong sự bảo bọc bởi người dân nơi đây", anh kể.
Năm 2023, khảo sát của mạng lưới người sống ở nước ngoài lớn nhất thế giới Internations ghi nhận kết quả Việt Nam đứng trong top 15 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài, trong đó chỉ số được đánh giá cao nhất là an toàn và an ninh. Ở châu Á, Việt Nam xếp sau Đài Loan (Trung Quốc), UAE, Singapore, Bahrain, Qatar, Oman, Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia và đứng thứ 35 toàn cầu về chỉ số này.
Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng nhận xét của Maximilian là chính xác. Ông đã gặp rất nhiều người nước ngoài tự tin một mình đi xuyên Việt, khám phá mọi nơi bằng xe máy nhưng không sợ trộm cướp. Ở Việt Nam, người dân luôn chào đón và có cái nhìn tích cực về khách nước ngoài, tạo điều kiện để họ có thể học hỏi, giao lưu văn hóa.
"Đây là dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội", ông Trung nói.
Andrea Gallo trong chuyến đi phượt ở miền Bắc, tháng 8/2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Andrea Gallo, người Italy, thừa nhận điều này. Anh đến Hà Nội 12 năm trước bằng học bổng của trường đại học. Anh thường đi phượt bằng xe máy bất kỳ khi nào có cơ hội, điều Andrea không thể làm ở quê hương anh, TP Napoli.
Andrea nói hơn hết, sự an toàn ở Việt Nam cho phép anh làm điều đó. Nếu chẳng may bị lạc đường ở quê nhà, anh sẽ lo lắng bởi tình trạng cướp bóc, lừa lọc, phải về chỗ nghỉ trước khi trời tối. Nhưng ở Việt Nam, lạc đường có thể cho anh một khám phá thú vị về ngõ ngách, người dân luôn thân thiện và không bị đe dọa bởi mối nguy hiểm nào.
Mùa đông ở Italy, Andrea thường thấy người vô gia cư trú ẩn ở các ga tàu, họ cố gắng xin tiền hoặc trộm của du khách. Nó hình thành nên làn sóng phổ biến hơn, khiến người ta có câu Opportunity makes a man a thief - Cơ hội tạo nên kẻ trộm.
Chàng trai nhận định mình vẫn có thể sống ổn định ở Italy nhưng ở Hà Nội, anh thấy xã hội hướng về cộng đồng, thay vì cá nhân cho người ta cảm giác an toàn hơn.
"Tôi nghĩ đó là lý do nhiều người chọn Việt Nam và xem đây như quê hương của mình", Andrea nói.
Tản mạn một chút về cuộc sống sau thời gian sinh sống ở Nhật Bản
Tôi sẽ chia sẻ với bạn một chút về những người bạn của tôi. Có nhiều bạn bè của tôi thích sống bên Nhật hơn, và tôi thấy họ chọn như thế là rất hợp lý. Cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Tôi cũng có một số bạn bè thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn (đừng đánh giá thấp mục tiêu này!!). Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ mà thôi.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý các điều sau đây:
Tức là, những người kết luận “Sống ở Việt Nam vui hơn” là do họ đã có nền tảng ngoại ngữ, bằng cấp tốt rồi. Còn nếu bạn mới chỉ sống ở Việt Nam, chưa ra nước ngoài bao giờ, không có ngoại ngữ và bằng cấp thì cái nhìn của bạn sẽ khác, mà thông thường là “Rất khó sống, không đủ chi tiêu, tôi chỉ muốn ra nước ngoài càng nhanh càng tốt”. Suy nghĩ như thế là hợp lý, vì quả thực ở Nhật dễ sống và kiếm tiền hơn nhiều (nó phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và Nhật là nước có nền kinh tế thị trường cao độ).
Cũng có nhiều người sang Nhật và thấy là sống ở Nhật vui hơn, có thể họ hợp với tính cách người Nhật hơn. Nhiều người phê phán họ vì họ hợp với người Nhật nhưng tôi thấy phê phán đó là ấu trĩ và không có cơ sở vì mỗi người có một cá tính và lựa chọn riêng. Ngược lại, chính những người đó lại đóng góp cho kinh tế Việt Nam nhiều hơn là những người khác nữa – theo ý kiến cá nhân của tôi. Theo tôi thì:
Khi bạn đi rồi và có năng lực đủ cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương rất cao so với Việt Nam (tầm 3000 đô la Mỹ) nhưng thường xuyên kêu chán. Nhưng tôi thấy thì không cần phải chán như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp rồi (hiểu theo nghĩa là tự mình kinh doanh hay bỏ tiền ra mua thời gian để học hỏi thêm kỹ năng, thành chuyên gia và có thể kiếm sống nhàn nhã). Có điều, chỉ e rằng một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam mà thôi. Bạn có thể làm như thế, nếu năng lực của bạn rất cao. Takahashi thì chưa mơ như vậy vội, những việc như thế đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức rất lâu dài.
Đây là trường hợp bạn đi làm ở nước ngoài, lương rất cao nhưng cảm thấy cuộc sống chán (vì đi làm quần quật không có thời gian vui chơi, ít bạn bè, không có cơ hội kiếm người yêu) nhưng thấy bế tắc vì không dám từ bỏ mức lương mình có. Tôi gọi đây là “Nô lệ của mức lương”, một hiện tượng có ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Tuy nhiên, để sống tốt thì đôi khi bạn phải từ bỏ thôi. Bạn không từ bỏ, không thay đổi thì cái “chán” không thể nào mất đi được. Lời khuyên của tôi là khi đủ an toàn về tài chính rồi thì bạn nên thay đổi. An toàn về tài chính là “có đủ tiền mặt sống ít nhất 1 năm mà không cần làm gì”. Thường đi làm bên Nhật vài năm về Việt Nam bạn có thể sống 4 – 5 năm không cần làm gì là chuyện thường. Tất nhiên, nếu bạn đổ tiền vào chứng khoán hay đầu cơ bất động sản và không rút ra được thì lại là chuyện khác (Đây chính là rủi ro “Đầu tư vào thứ mình không nắm rõ”).
Nhiều người sang Nhật chỉ đi làm arubaito (làm thêm) không kiếm 30 – 40 man/tháng (đây là diện sang theo vợ/chồng nên không có giới hạn số giờ làm nhé – khác với các bạn du học bị hạn chế số giờ làm) nên không muốn về Việt Nam mà muốn ở lại kiếm tiền. Điều đó tốt trong một mức độ nào đó vì sẽ bị hạn chế NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP. Đôi khi kỹ năng nghề nghiệp nó cũng liên quan tới chất lượng cuộc sống (bạn không thể đi làm thêm mãi vì mối quan hệ con người sẽ phức tạp và bạn không trẻ khỏe mãi để làm như vậy). Bạn muốn sống nhàn thì phải có kỹ năng nghề nghiệp đủ cao (tầm chuyên gia) còn nếu không thì vẫn chỉ là bán máu kiếm sống.
Về vấn đề “kỹ năng chuyên gia” thì tôi có người bạn bên Singapore, đi làm với mức lương khởi điểm cực thấp (thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nhiều) và thay đổi chỗ làm liên tục (điều được đánh giá rất thấp ở Sing) nhưng sau vài năm có kỹ năng tầm chuyên gia nên làm việc lương cao, nhàn hạ (hầu như không phải làm gì) và CÓ THỂ XIN VIỆC VÀO BẤT KỲ ĐÂU. Đó chính là cái giá của “kỹ năng chuyên gia”. Khi có kỹ năng nghề nghiệp thì bạn có thể thoát khỏi hiện tượng “Nô lệ của mức lương”.