Chính Sách Về Văn Hoá Xã Hội Việt Nam Tại Mỹ

Chính Sách Về Văn Hoá Xã Hội Việt Nam Tại Mỹ

Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội bên cạnh các vấn đề chính trị, kinh tế. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt đời sống của người dân; được cụ thể hóa theo chủ trương, đường lối của Đảng và được đặt trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Chính sách khoa học và công nghệ

Đặc điểm quan trọng trong thời đại hiện nay là sự phát triển năng động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Khác với trước đây, khoa học công nghệ đã nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Vai trò có tính quyết định của khoa học công nghệ đối với công cuộc phát triển quốc gia đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Kinh tế học đã chính thức xem công nghệ như là một trong những nguồn lực cho phát triển kinh tế giống như vốn và nguồn lực lao động, và nguồn vốn..

Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Điều 37 của Hiến pháp quy định:

“Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia”.

Nhà nước tổ chức áp dụng kết quả khoa học vào việc xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, hoạch định chủ trương, chính sách pháp luật. Dần dần chính ách phát triển khoa học công nghệ phải gắn với chính sách phát triển kinh tế, chấm dứt các hiện tượng phân tách giữa cơ sở nghiên cứu khoa học với các cơ sở săn xuất kinh doanh, trao quyền chủ động cho các cơ sở nghiên cứutham gia trực tiếp với cơ sở sản xuất thông qua các hợp đồng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học. Từ đó các cơ sở nghiên cứu khoa học có thể cung cấp các dịch vụ khoa học như tư vấn, sản xuất thử nghiệm, kể cả sự chuyển giao công nghệ.

Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học từ nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học sáng tạo và cống hiến phát triển nhiều hình thức tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước khuyến khích các nguồn đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục, để phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường vì sự nghiệp giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

- Chính sách văn hóa và chính sách xã hội trong công cuộc phát triển của quốc gia

Mọi chế độ nhà nước của dân, do dân và vì dân đều có mục đích làm cho cuộc sống của nhân dân không những phát triển về mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần, còn cả sự ổn định trong phát triển.Phát triển bền vững, an toàn, vươn tới cái đúng, cái đẹp, cái hợp lý luôn luôn là mục tiêu của mọi hệ thống chính trị, tức là của mọi hệ thống nhà nước. Sự phát triển không chỉ được xem xét dưới góc độ vật chất đơn thuần, mà nó còn cả một đòi hỏi cấu trúc vật chất hợp lý, và cả mặt tinh thần của xã hội mà con người tạo ra. Muốn phát triển bền vững, các chế độ chính trị, thông qua các chủ trương, đường lối nhà nước phải tính đến yếu tố giữ gìn bản sắc dân tộc.

Nghĩa là, chúng ta phải tính đến vấn đề văn hóa: “Phát triển và văn hóa, văn hóa và phát triển là hai mặt của cùng một mục tiêu tồn tại và vươn tới của mọi con người, mọi gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia và nhân loại. Chính văn hóa là cái dùng để chế định cho sự phát triển bền vững, an toàn, hướng tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái hợp lý".

Văn hóa theo cách hiểu thông thường là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình hoạt động xã hội. Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất như các công trình kiến trúc, hệ thống công sở, công viên tượng đài, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, hệ thống kết cấu hạ tầng… và cả văn hóa tinh thần: tư tưởng, đạo đức, lối sống, trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật công nghệ.

Văn hóa là chất keo giúp cho xã hội được gắn kết trong mỗi một quốc gia, nhờ đó mà quốc gia có khả năng bảo tồn và phát triển trước những thử thách của thời gian. Nhờ có văn hóa mà con người có thể chống trả thắng lợi trước mọi âm mưu xâm lược và nô dịch của ngoại bang, tiếp nhạn và chuyển hóa được văn hóa của các dân tộc khác góp phần phát triển quốc gia của mình.

Văn hóa đóng một vai trò vừa là nền tảng, vừa mục tiêu và vừa là động lực điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội đối với mỗi quốc gia.“Văn hóa” được UNESCO định nghĩa như sau:

“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính , có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân".

Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng rất phổ biến trên diễn dàn khoa học và chính trị thời sự hiện nay. Đó là những phương thức, biện pháp có thể thành những nguyên tắc hành động được các chủ thể đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra trên thực tế.

Hiện nay, mọi nhà nước muốn phát triển đều phải tuân thủ theo nền kinh tế thị trường. Mặt tích cực của kinh tế thị trường là khuyến khích các năng suất, tính hiệu quả tính cơ động và đa dạng hóa các sản phẩm, phát huy một cách tối đa sự năng động sáng tạo của các cá nhân, tận dụng nguồn lực đẻ ra sức phát triển kinh tế, tăng năng xuất lao động. Nhưng mặt trái của thị trường cũng rất là nặng nề, thị trường có xu hướng biến tất cả mọi thứ thành hàng hóa vì động cơ lợi nhuận.

Để khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị trường và cũng nhằm mục đích cho sự phát triển một bền vững, các nhà nước của thế giới đương đại thường dùng hai chính sách cơ bản: Đó là chính sách văn hóa và chính sách xã hội.Đánh giá tầm quan trọng của văn hóa trong sự phát triển của quốc gia, Phan Ngọc là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, trong tác phẩm của mình viết:

“… muốn phát triển kinh tế ở một nước, thì điều quyết định không phải là tài nguyên giàu có, địa lý thuận lợi, dân số đông hay ít mà nơi ấy phải có sẵn một gia tài văn hóa tốt đẹp cho phép nhân dân tiếp thu được những thành tựu của văn hóa hậu công nghiệp. Nếu không chỉ là bán tài nguyên tạo sự chia cắt giữa một thiểu số giàu có và nhân dân nghèo khổ, rồi mua lấy những tệ nạn của nền văn hóa hiện đại: ma túy, mại dâm, siđa, tội ác, nạn chạy theo đồng tiền bán rẻ mọi giá trị của con người. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà những con rồng Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc đều dựa trên Nho giáo. Sự phát triển kinh tế phải xây dựng trên cơ sở văn hóa mới ổn định và vững chắc".

Giữa doanh nghiệp và môi trường có nhưng mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần, và tiêu thụ những hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Các giá trị chung của xã hội như tập tục truyền thống, lối sống của nhân dân, các hệ tương tưởng tôn giáo và cơ cấu dan số, thu nhập của dân chúng đều có tác động nhiều mặt đến hoạt động kinh doanh. Tạo ra môi trường văn hóa ổn định, thuận lợi cho hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường là nhà nước đã thực hiện vai trò kinh tế của mình đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

Thực chất của việc tạo ra môi trường văn hóa - xã hội thuận lợi cho hoạt động của các chủ thể kinh tế là việc nhà nước giải quyết những vấn đề xã hội theo hướng tích cực cho phép các tổ chức kinh doanh hoạt động có hiệu quả hơn. Những vấn đề văn hóa - xã hội đòi hỏi nhà nước cần phải giải quyết để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế gồm:

- Vấn đề xóa bỏ những tệ nạn xã hội;

- Vấn đề bảo vệ môi trường, y tế và giáo dục.

Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có vai trò quản lý kinh tế của nhà nước và phải phát triển kinh tế kết hợp với gìn giữ văn hóa của dân tộc và phát triển chính sách xã hội.

Vai trò của văn hóa ngày càng được coi trọng bậc nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Phát triển văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Khác với quan niệm trước đây chỉ coi văn hóa là kết quả của kinh tế, không đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế. Ngày nay sự phát triển không chỉ đơn thuần do các nhân tố kinh tế quyết định, mà còn có nhiều nhân tố phi kinh tế. Bởi vì phát triển là do con người quyết định. Mà đã là con người thì bao giờ cũng gắn với một môi trường văn hóa nhất định.

Nguồn gốc của sự phồn vinh và phát triển của mỗi quốc gia là ở trong văn hóa, trong kho tàng trí thức, tâm hồn, đạo đức, lối sống, nguồn sâu xa của sự sáng tạo của cá nhân và cả cộng đồng.Nghị quyết của UNESCO về phát triển như sau:

“Khái niệm phát triển phải bao gồm các nhân tố kinh tế và xã hội, cũng như giá trị đạo đức và văn hóa, quy định sự nẩy nở và phẩm giá của con người trong xã hội. Nếu như con người là nguồn lực của sự phát triển, nếu như con người vừa là tác nhân, vừa là người được thụ hưởng, thì con người phải được coi chủ yếu như là sự biện minh và là mục tiêu của sự phát triển.“Khái niệm phát triển phải bao gồm các nhân tố kinh tế và xã hội, cũng như giá trị đạo đức và văn hóa, quy định sự nẩy nở và phẩm giá của con người trong xã hội. Nếu như con người là nguồn lực của sự phát triển, nếu như con người vừa là tác nhân, vừa là người được thụ hưởng, thì con người phải được coi chủ yếu như là sự biện minh và là mục tiêu của sự phát triển.Vì sao cộng đồng quốc tế UNESCO lại đề xướng và khuyến cáo các quốc gia đưa văn hóa vào bên trong sự phát triển. Bởi vì cho đến những 70, 80 (của thế kỷ 20 – NĐD) “ sự phát triển” đã bị đặt thành vấn đề do hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội, môi trường do nó gây ra”.Vì sao cộng đồng quốc tế UNESCO lại đề xướng và khuyến cáo các quốc gia đưa văn hóa vào bên trong sự phát triển. Bởi vì cho đến những 70, 80 (của thế kỷ 20 – NĐD) “ sự phát triển” đã bị đặt thành vấn đề do hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội, môi trường do nó gây ra”.

Tình hình nêu trên đặt ra cho các nhà nước đương đại phải quản lý sự phát triển đồng thời trên cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường. Bởi vì hiện nay động lực của tăng trưởng kinh tế sẽ không chỉ nằm ở vốn, tài nguyên mà chủ yếu nằm ở trí tuệ, ở cả tiềm năng sáng tạo, tức là nguồn lực con người. Tức là nằm trong văn hóa.

Tài nguyên con người của mỗi quốc gia nằm trong bản sắc văn hóa dân tộc. Đánh mất bản sắc văn hóa là đánh mất tiềm năng của nguồn lực con người. Vì lẽ đó việc bảo vệ và phát huy những giá trị bẳn sắc của nền văn hóa truyền thống là một những vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia muốn phát triển.

Cũng như những đòi hỏi của sự phát triển bền vũng của nền kinh tế thị trường phải gắn kết phát triển kinh tế với sự gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, nhà nước bên cạnh những chính sách phát triển kinh tế phải có những chính sách xã hội.

Văn hóa và xã hội gắn bó hữu cơ với nhau như hình với bóng. Có thể nói xã hội là bộ mặt của văn hóa và văn hóa phải thông qua xã hội, làm lên môi trường xã hội, để tác động vào các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của con người và cộng đồng con người.

Mọi sự phát triển không gắn với văn hóa đều là sự phát triển què quặt nặng về tính kỹ thuật và tất yếu dẫn đến tới bất công xã hội, dẫn đến sự hy sinh số đông con người cho số ít các thế lực cầm quyền xã hội (trực tiếp và gián tiếp – đó là các nhà chính trị, các nhà kinh doanh xấu có trong tay các nhà khoa học và công nghẹ phục vụ).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

Trong Từ điển Bách khoa Việt nam, chính sách xã hội được định nghĩa như sau:

“Chính sách xã hội một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay một chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của đời sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện để phát triển chính sách xã hội, và ngược lại, sự hợp lý, sự công bằng và tiến bộ được thực hiện qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ cho sự thưc hiện những mục tiêu kinh tế, nhằm làm cho dân giàu nước mạnh. Chính sách xã hội phải đạt được những mục tiêu đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ nghĩa bình quân. Trong những điều kiện của nền kinh tế hàng hóa có cơ cấu nhiều thành phần, chính sách xã hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, bảo đảm sự bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Chính sách xã hội vừa phải củng cố và phát triển những giai cấp cơ bản như công nhân, nông dân, vừa quan tâm thích đáng đến lợi ích và phát huy tiềm năng của các tầng lớp, các nhóm cư dân khác”.

“Chính sách xã hội một bộ phận cấu thành chính sách chung của một chính đảng hay một chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lý các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của đời sống con người, điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội. Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ bản của chính sách xã hội là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện để phát triển chính sách xã hội, và ngược lại, sự hợp lý, sự công bằng và tiến bộ được thực hiện qua chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ cho sự thưc hiện những mục tiêu kinh tế, nhằm làm cho dân giàu nước mạnh. Chính sách xã hội phải đạt được những mục tiêu đem lại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủ cho mỗi con người, không theo chủ nghĩa bình quân. Trong những điều kiện của nền kinh tế hàng hóa có cơ cấu nhiều thành phần, chính sách xã hội phải hướng tới sự công bằng xã hội, bảo đảm sự bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật. Chính sách xã hội vừa phải củng cố và phát triển những giai cấp cơ bản như công nhân, nông dân, vừa quan tâm thích đáng đến lợi ích và phát huy tiềm năng của các tầng lớp, các nhóm cư dân khác”.

Vì những lẽ đó, mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế được coi là cơ sở, là tiền đề để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực phát triển kinh tế.

Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sách xã hội tác động trực tiếp đến việc hình thành một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giầu mạnh. Phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, nhà nước đã quy định những chính sách cụ thể mà trước hết là những chính sách bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất. Nhà nước chăm lo tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và tạo điều kiện cho mọi người lao động có việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện lao động; Quy định chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân về lao động, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, phát huy tính tích cực sáng tạo của nhân dân làm cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, nền văn hoá mới và con người mới thực sự là của toàn dân; Có chính sách làm cho lao động trong các ngành nghề được cơ giới hoá, bảo hiểm và tổ chức lao động khoa học, có chính sách khuyến khích tăng thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng, cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập, nghỉ ngơi, đi lại.

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang có nguy cơ xâm phạm đến thuần phong, mỹ tục và những chuẩn mực văn hóa và đạo đức của dân tộc. Đó là những tệ nạn xã hội, và tâm lý chạy theo lợi nhuận đang được nhà nước khắc phục giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau. Những tệ nạ xã hội đó không hiện nguyên hình, mà nó lại được che dấu và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng không hoạt đọng một cách công khai, mà lén lút trá hình tạo nên mối lo không những cho nhà nước, mà còn cả xã hội. Khắc phục những tệ đang là một chủ trương chính sách về mặt văn hóa và xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Việc khác phục những mặt trái trên bình diện xã hội hiện nay là một quá trình lâu dài cần phải được giải quyết từng bước, quan trọng nhất vẫn là tăng cường chức năng xã hội của nhà nước. Nhà nước cần phải biết gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với những nhiệm vụ đảm bảo xã hội. Bên cạnh việc giải quyết có hiệu quả các biện pháp phát triển kinh tế, còn phải chú ý đến hậu quả xã hội của việc phát triển kinh tế. Nhà nước cần phải xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách xã hội sao chó vừa giải quyết được vấn đè công bằng xã hội về lợi ích, vừa lại bảo đảm không làm giảm đi sức sáng tạo của con người.

Chính sách xã hội của nhà nước tập trung vào các vấn đề bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa nghệ thuật, cho phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế, phù hợp với điều kiện nhà nước ta, mà không nên chạy theo thị trường bằng cách thả nổi hay thị trường hóa một cách hoàn toàn các lĩnh vực này.

Bên cạnh đó nhà nước Việt Nam cũng cần phải xóa bỏ dần sự bao cấp tập trung trong lĩnh vực hoạt động văn hóa và xã hội do việc thực hiện chế độ bao cấp kế họach hóa tập trung gây ra. Các tổ chức giáo dục, khoa học, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học cũng cần dần chuyển sang cơ chế thị trường, cạnh tranh và tư trang trải kinh phí… Song song với việc tự hoạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường nhà nước vẫn có một khoản ngân sách nhất định chi cho những chính sách tối thiểu của sự phát triển văn hóa xã hội. Như việc xóa đói giảm nghèo, hoặc chính sách xóa mù chữ ở các vùng quê xa xôi hẻo lánh.

Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Công bằng không thể dựa vào thị trường nên nhà nước cần phải can thiệp để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Bảo đảm công bằng xã hội là việc nhà nước can thiệp vào thị trường nhằm mục đích tăng thu nhập của những người nghèo làm cho khoảng cách giữa người nghèo và người giàu không được tăng lên, mà còn cần phải giảm đi, mặt khác làm cho giá cả phản ánh đúng chi phí của xã hội bỏ ra. Thực chất của vấn đề giải quyết công bằng là phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các chủ thể kinh tế và xã hội mà người đại diện là nhà nước.

Nội dung công bằng xã hội rất rộng lớn. Công bằng xã hội trên lĩnh vực phân phối giữ một vị trí quan trọng, vì nó là khau cuối cùng của hệ thống quan hệ sản xuất, quy định trực tiếp tiêu dùng của cá nhân.Công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ không chỉ được thực hiện ở khâu kết quả sản xuất theo nguyên tắc “làm việc ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau” mà cả ở phân phối tư liệu sản xuất, làm cho người lao động gắn bó chặt chẽ với tư liệu sản xuất. Đó là nhân tố quan trọng để giải phóng lực lượng sản xuất, tiềm năng lao động và các nguồn lực.

Thực hiện công bằng xã hội trong phân phối tư liệu sản xuất trực tiếp góp phần thực hiện quyền làm chủ, quyền dân chủ về kinh tế của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ với nhận thức lại chủ nghĩa xã hội phải thực hiện nhiều hình thức phân phối. Trong đó lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, ngoài ra còn phân phối theo vốn, tài sản, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp…nhằm kích thích và phát huy các nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Thực hiện công bằng xã hội đòi hỏi những nhà doanh nghiệp phải tuân theo pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, tôn trọng các hợp đồng lao động, thực hiện tốt và nghiêm túc các quy tắc an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái.

Chính vì những tầm quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia nên chính sách phát triển văn hóa và chính sách của Nhà nước Việt Nam được Hiến pháp hiện hành quy định thành một chương riêng. Chương 4 với tiêu đề là Chính sách văn hóa - xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ chỉ rõ: "Xây dựng nền văn hoá mới tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ".

Trên tinh thần của cương lĩnh trên, Điều 30 của Hiến pháp hiện hành quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.

Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục”.

Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi truỵ, bài trừ mê tín, hủ tục. Khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời.

Xây dựng văn hoá gắn liền với việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới. Đó là: con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có trí thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giầu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính.

Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình văn hoá...

Nhà nước có biện pháp sử dụng, kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, đoàn thể, nhà trường, gia đình, tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo và bồi dưỡng hình thành con người mới. Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng nâng cao tâm hồn Việt Nam. Tìm hiểu thêm:Quản lý hành chính nhà nước

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest