Cao Tốc Ninh Bình Hải Phòng Bản Đồ

Cao Tốc Ninh Bình Hải Phòng Bản Đồ

Đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình (Video: Hữu Nghị).

Cao tốc Hà Nội Quảng Ninh - Nâng tầm du lịch Hạ Long

Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sau khi đưa vào hoạt động chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho cả 3 tỉnh thành. Đặc biệt, với chủ trương đưa Hạ Long trở thành thành phố du lịch và hiện đại vào năm 2020 và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho tỉnh Quảng Ninh.

Trong thời gian qua, TP Hạ Long đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ cùng với việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa và Di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Tuyến cao tốc tại nút giao Hoàng Tân thuộc địa phận phường Hà An, thị xã Quảng Yên

Thành phố đã huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch đồng bộ, hiện đại. Tập trung phối hợp với các ngành của tỉnh, các nhà đầu tư để khẩn trương giải phóng mặt bằng dành quỹ đất sạch, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư chiến lược đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn.

Đồng thời TP Hạ Long cũng ưu tiên tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án trọng điểm phát triển dịch vụ, du lịch, vui chơi - giải trí như: Dự án Công viên Đại Dương Hạ Long; Chung cư kết hợp trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp tại khu vực Cột Đồng Hồ; Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan; Khu quần thể dịch vụ nghỉ dưỡng và sân Golf tại khu vực đồi Cột 3 đến Cột 8, công viên Hạ Long, khách sạn 5 sao Sheraton Hạ Long Bay... Tính đến nay, TP Hạ Long có khoảng 12.000 phòng nghỉ, trên 80 khách sạn từ 1-5 sao; 512 tàu du lịch (trong đó có 195 tàu nghỉ đêm) và các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch như: Công viên Đại Dương Hạ Long, Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Marine Plaza, Big C, Vincom center Hạ Long, v.v..

Giới thiệu về tỉnh Ninh Bình

Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn, vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý lần lượt là Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đây là tỉnh nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung và là tỉnh nối liền miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng.

Các điểm cực của tỉnh Ninh Bình:

Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam. Thành phố Tam Điệp cách Thủ đô Hà Nội 105 km.

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.382,1 km², dân số khoảng 982.487 người (Năm 2019), đông thứ 44 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 206.467 người (21%); ở Nông thôn có 776.020 người (79%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 711 người/km².

Địa hình của tỉnh Ninh Bình có thể chia làm 3 vùng:

Vùng đồng bằng: Gồm khu vực Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh.

Vùng đồi núi và bán sơn địa: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Mây Bạc thuộc rừng Cúc Phương với đô cao 648 m.

Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.

Vùng ven biển: nằm trên 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 là tỉnh duy nhất ở Bắc Bộ mùa mưa kết thúc muộn hơn cả vào tháng 10; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai cận nhiệt đới. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.900 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C; Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.

Bản đồ giao thông tỉnh Ninh Bình

Bản đồ giao thông tỉnh Ninh Bình

Khởi công xây dựng cầu Bạch Đằng giữa ... rừng và đầm lầy

Ý tưởng xây dựng cầu Bạch Đằng xuất hiện khi tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được xây dựng và tuyến đường huyết mạch QL 18 kết nối Quảng Ninh - Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc liên tục tắc nghẽn.

Các nhà lãnh đạo Quảng Ninh đã táo bạo xin Trung ương cho tiên phong thí điểm đứng ra xây dựng tuyến cao tốc khoảng 13.000 tỉ đồng này.

Sáng 25.01.2015, những chiếc tàu chở lãnh đạo Trung ương, bộ, ngành, tỉnh Quảng Ninh…và các đại biểu từ bến phà Rừng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đi dự lễ khởi công xây dựng cầu Bạch Đằng tại một vị trí giữa rừng ngập mặn, thuộc xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên.

Vẫn ca ngợi việc xây dựng cao tốc Hạ Long - Hải Phòng là một quyết định tuyệt vời, nhưng không ít người ái ngại bởi tuyến đường khoảng 25km nhưng hầu hết nằm giữa biển nước mênh mông của biển, hồ và đầm lầy…

Wyndham Legend Halong - Điểm đến hấp dẫn đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch

Cầu Bãi Cháy nhìn từ cửa sổ phòng khách sạn Wyndham Legend Halong

Được xây dựng vào năm 2016, Wyndham Legend Halong là điểm du lịch bổ sung cho Hạ Long và là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho khách du lịch. Khách sạn chỉ cách trung tâm thành phố 1.5 km và chỉ cách sân bay chưa đến 160 phút ngay khi tuyến cao tốc đưa vào hoạt động.

Với vị trí thuận lợi, khách sạn nằm ngay tại cầu Bãi Cháy, dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố. Tại Wyndham Legend Halong, dịch vụ hoàn hảo và thiết bị tối tân tạo nên một kì nghỉ khó quên. Những tiện nghi hàng đầu của khách sạn bao gồm dịch vụ phòng 24 giờ, miễn phí wifi tất cả các phòng, an ninh 24 giờ, dịch vụ phòng hàng ngày, dịch vụ bưu điện.

Tất cả những phòng khách đều có sự thoải mái đặc trưng khác nhau. Nhiều phòng còn được đặc biệt trang bị những tiện nghi như tivi màn hình phẳng, điện thoại trong phòng tắm, thảm, giá treo quần áo, cafe hòa tan miễn phí để làm hài lòng những vị khách khó tính nhất. Khách sạn cung cấp rất nhiều phương tiện giải trí độc đáo như phòng thể dục, hồ bơi ngoài trời, sân chơi trẻ em, câu lạc bộ trẻ em, hồ bơi (trẻ em). Wyndham Legend Halong là một nơi lý tưởng cho khách đang tìm kiếm chỗ ở có thiết kế tinh tế, thoải mái và thuận tiện tại Bãi Cháy, Hạ Long.

___________________________________________________________________________________

Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

tại Quảng Uyên, Yên Mỹ, Hưng Yên tại Ân Thi, Hưng Yên và tại Gia Lộc, Hải Dương tại An Lão, Hải Phòng Đường tỉnh 353 tại Dương Kinh, Hải Phòng tại Tràng Cát, Hải An, Hải Phòng Cầu Đình Vũ – Cát Hải tại Hải An, Hải Phòng

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (ký hiệu toàn tuyến là CT.04,[1] hay còn gọi là Quốc lộ 5B) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam tại miền Bắc Việt Nam, tuyến đường cao tốc này là một phần của tuyến đường Xuyên Á (AH14).[2]

Đây là dự án đường ô tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ thủ đô Hà Nội đi qua các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và tới thành phố cảng Hải Phòng. Điểm đầu của tuyến cao tốc này là nút giao với đường Cổ Linh và đường vành đai 3 thuộc địa phận phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Điểm cuối là nút giao với đường tỉnh 356 (Quốc lộ 5) thuộc địa phận của phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng và kết nối với cầu Bạch Đằng thuộc tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long và cảng Đình Vũ (phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.

Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/h, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ô tô có tốc độ thiết kế dưới 70 km/giờ, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ không được đi vào đường này, ô tô có tốc độ thiết kế dưới 80 km/giờ chỉ được đi ở làn bên phải ngoài cùng, toàn tuyến có 15 điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là nút giao khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn, 21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh.

Theo thiết kế này, các loại xe ô tô, đặc biệt các xe container siêu trường, siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tổng chi phí giao thông của các phương tiện, nhất là hao phí thời gian sẽ giảm mạnh.

Theo "Quyết định số 1621/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng" thì Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) là chủ đầu tư dự án này theo hình thức hợp đồng BOT. Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nắm giữ 51%.

Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng là vốn huy động trong xã hội (vay vốn nước ngoài),và lấy các công trình xung quanh dự án để thu hồi vốn: Các khu công nghiệp, khu đô thị. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì tổ chức thu phí để hoàn vốn trong khoảng 35 năm, sau đó giao lại Nhà nước quản lý. Đây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.[3]

Quyết định 1621/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao chính quyền các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1665/TTg–CN ngày 17 tháng 10 năm 2006.

Ngày 2 tháng 2 năm 2009, công việc thi công tuyến đường được đồng loạt khởi công tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.[4]

Ngày 5 tháng 12 năm 2015, toàn bộ tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã được thông xe toàn tuyến.[5]