Bidv Ngân Hàng Nhà Nước

Bidv Ngân Hàng Nhà Nước

BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thời điểm đầu thành lập ngân hàng có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.

BIDV là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2011 quy định như sau:

Hiện nay, các ngân hàng nhà nước được chia thành 03 nhóm khác nhau:

- Ngân hàng thương mại Quốc doanh: 100% nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

- Ngân hàng chính sách: tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ.

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước: được thành lập dựa trên sự góp vốn của hai hay nhiều cá thể với hình thức công ty cổ phần, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 50% tổng số cổ phần.

Theo đó, BIDV là ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước. Như vậy, BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, bên cạnh Agribank, VietinBank và Vietcombank.

BIDV là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Trụ sở chính ngân hàng BIDV ở đâu? (Hình từ Internet)

VAY MUA NHÀ ĐẤT thổ cư và nhà dự án tại Ngân hàng BIDV

+ Thời gian vay: 20 năm giúp Quý khách hàng giảm áp lực trả tiền gốc vay hàng tháng.

+ Định giá tài sản cập nhật giá thị trường bởi các Công ty định giá bên ngoài được Ngân hàng chấp thuận là đơn vị định giá cho mục đích cấp tín dụng cho Khách hàng vay tại BIDV.

+ Tài trợ 80% nhu cầu vốn của Quý khách hàng và 80% định giá tài sản.

+ Lãi suất cạnh tranh so với Vietcombank và Ngân hàng có vốn nước ngoài.

+  Hạn mức cấp tín dụng tại Hội đồng chi nhánh từ 20 tỷ, đáp ứng nhanh thời gian phê duyệt cho Quý khách hàng.

+ Tài sản nhận thế chấp bảo đảm khoản vay: Đất ở, nhà phố, nhà chung cư có sổ hồng hoặc Hợp đồng mua án nhà ở có liên kết với BIDV.

+ Hồ sơ chứng minh thu nhập: Ngân hàng chấp nhận tất cả các nguồn thu: thu nhập từ lương (tiền mặt/chuyển khoản), thu nhập từ cho thuê tài sản (nhà, đất, mặt bằng,….), thu nhập từ lợi nhuận từ góp vốn doanh nghiệp, thu nhập từ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh.

Nguồn thu nhập được cán bộ tín dụng Ngân hàng trực tiếp khảo sát, đánh giá nhằm rút ngắn nhất được thời gian thẩm định hồ sơ của Quý khách hàng.

+ Hình thức giải ngân đối với khoản vay mua nhà đất: Giải ngân phong tỏa, ký thỏa thuận 03 bên (bên mua, bên bán và Ngân hàng) hoặc giải ngân bù đắp chuyển khoản cho bên cho Quý khách hàng mượn tiền mua nhà, đất.

Ngoài mục đích cho vay mua nhà đất thì Sản phẩm Vay nhu cầu nhà ở của Ngân hàng BIDV còn tài trợ cho Quý khách hàng mục đích  xây sửa nhà, với thời gian vay dài hạn. Điều kiện cho để Ngân hàng tài trợ mục đích xây, sửa, cải tạo nhà là Quý khách hàng cần có giấy phép cấp bởi Cơ quan thẩm quyền.

Một chương trình cho vay ưu đãi tại Ngân hàng BIDV (Nguồn: BIDV)

LƯU Ý HỒ SƠ vay thế chấp nhà đất tại BIDV

Một điểm cần lưu ý đối với Quý khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà đất, vay kinh doanh tại Ngân hàng BIDV thì lịch sử giao dịch tín dụng không có nợ quá hạn hoặc nợ xấu. Giao dịch chậm thanh toán của các khoản tín chấp, khoản vay trả góp xe, điện thoại, chi tiêu bằng thẻ tín dụng đều được báo cáo đầy đủ lên trang CIC của Ngân hàng nhà nước, nên Quý khách hàng không nên chủ quan để chậm thanh toán các khoản này. Việc lịch sử CIC có nợ quá hạn chậm thanh toán, nợ xấu ảnh hưởng rất nhiều đến việc cấp tín dụng mới cho Quý khách hàng tại Ngân hàng BIDV cũng như các ngân hàng khác.

BIDV: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”

VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP NHÀ ĐẤT tại Ngân hàng BIDV

Đối với các mục đích vay tiêu dùng: mua sắm trang thiết bị nội thất hoặc chi tiêu khác thì BIDV có sản phẩm Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm với số tiền vay 2 tỷ đồng, thời hạn vay tối đa 96 tháng.

Đối với Quý khách hàng cần hạn mức thấu chi để có khoản tài chính dự phòng thì Ngân hàng có thể cấp hạn mức thấu chi có Tài sản bảo đảm cho Quý khách hàng với số tiền 1 tỷ đồng với thời hạn của hạn mức thấu chi là 12 tháng.

Đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng?

Theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:

(1) Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;

- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

(2) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

TPO - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Quyết định của Thống đốc về việc cử người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cử ông Đặng Văn Tuyên - Thành viên Hội đồng quản trị BIDV nhiệm kỳ 2022 - 2027 - làm người đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại BIDV, từ ngày 28/4.

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, Phó Bí thư Đảng ủy khối DNTW Hồ Xuân Trường trao Quyết định và chúc mừng ông Đặng Văn Tuyên (ảnh: SBV).

Trước đó, đại hội cổ đông của BIDV đã thống nhất bầu bổ sung ông Đặng Văn Tuyên, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ NHNN, vào HĐQT BIDV nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Ông Đặng Văn Tuyên sinh năm 1973, trình độ cử nhân Luật, Cử nhân Tài chính - Ngân hàng. Ông Tuyên công tác tại NHNN từ tháng 4/1996 đến nay và lần lượt kinh qua các vị trí: Chuyên viên, Thanh tra viên thanh tra Ngân hàng Trung ương; Chuyên viên, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ NHNN; Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN. Từ tháng 2/2020 đến nay ông Tuyên là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN.

Ngân hàng BIDV hiện có vốn điều lệ 50.585 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước là 40.967 tỷ đồng (chiếm 80,99% vốn điều lệ). Cổ đông chiến lược KEB Hana nắm giữ 15% vốn điều lệ, phần vốn của các cổ đông khác chiếm 4,01% vốn điều lệ.

Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú chúc mừng ông Đặng Văn Tuyên được Ban cán sự đảng, Ban Lãnh đạo NHNN tin tưởng cử làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV. Phó Thống đốc cho biết, đây là sự bổ sung cần thiết nhằm tăng cường, củng cố thành viên HĐQT cho BIDV, phù hợp vị trí, yêu cầu công việc của ngân hàng.

Ngân hàng BIDV với tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một trong 04 Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước chi phối, một trong những ngân hàng có bề dày lịch sử và quy mô lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng BIDV được thành lập ngày 26/4/1957 với tên đầu tiên: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam mang trên mình trọng trách cấp phát vốn Nhà nước cho các công trình xây dựng cơ bản góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Với 02 lần đổi tên sau đó Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14-11-1990), Ngân hàng BIDV đã năng động chuyển mình sang cơ chế hoạt động Ngân hàng thương mại đa năng, phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trong Khu vực Đông Nam Á. Ngân hàng BIDV hiện nay có mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh thành Việt Nam với 190 chi nhánh, hơn 870 phòng giao dịch với tổng số nhân viên đạt trên 25.000 cán bộ nhân viên. Những con số như biết nói thể hiện phần nào sức mạnh của BIDV và đóng góp của ngân hàng BIDV với phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng BIDV với bề dày lịch sử hình thành và phát triển